Tìm theo
Ceclor 125mg
Các tên gọi khác (1) :
  • Ceclor
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Biệt Dược
SĐK: VN-7123-02
NSX : Eli Lilly Italia S.P.A
ĐK : Eli Lilly Asia. Inc
Nồng độ : 125mg
Đóng gói : Hộp 1 Lọ 60ml
Dạng dùng : Bột pha hỗn dịch
Thành Phần Hoạt Chất (1) :
Dược Lực Học :

Cefaclor là kháng sinh bán tổng hợp, thuộc nhóm cephalosporin, dùng đường uống. Tên hóa học của Thuốc ceclor là 3-chloro-7-D-(2-phenylglycinamido)-3-cephem-4-carboxylic acid monohydrate.

Phổ kháng khuẩn : Các thử nghiệm in vitro cho thấy rằng cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào. Trong khi các thử nghiệm in vitro đã chứng minh được tính nhạy cảm của phần lớn các chủng vi khuẩn sau đây với cefaclor, thì hiệu quả lâm sàng đối với các chủng không được đề cập trong phần Chỉ định lại chưa được biết. Vi khuẩn hiếu khí, gram dương

Staphylococci, bao gồm chủng tạo men penicillinase, coagulase dương tính, coagulase âm tính (khi được thử nghiệm in vitro), có biểu hiện đề kháng chéo giữa cefaclor và methicillin.

Streptococcus pneumoniae Streptococcus pyogenes

Vi khuẩn hiếu khí, gram âm Citrobacter diversus Escherichia coli

Hemophilus influenzae, bao gồm các chủng tạo men b-lactamase, kháng ampicillin. Klebsiella spp.

Moraxella (Branhamella) catarrhalis Neisseria gonorrhoeae

Proteus mirabilis Vi khuẩn kỵ khí

Bacteroides spp. (ngoại trừ Bacteroides fragilis). Peptococcus niger

Peptostreptococcus spp. Propionibacteria acnes

Chú ý : Staphylococci kháng methicillin và phần lớn các chủng enterococci [Enterococcus faecalis (trước đây gọi là Streptococcus faecalis) và Enterococcus faecium (trước đây gọi là Streptococcus faecium)+ đề kháng với cefaclor và các loại cephalosporin khác. Cefaclor không tác động trên phần lớn các chủng Enterobacter spp, Serratia spp, Morganella morganii, Proteus vulgaris và Providencia rettgeri. Cefaclor không tác động trên Pseudomonas spp hoặc Acinetobacter spp.

Dược Động Học :

Cefaclor được hấp thu rất tốt khi uống ở tình trạng đói. Tổng số thuốc được hấp thu giống nhau dù bệnh nhân dùng lúc đói hay lúc no, tuy nhiên khi dùng chung với thức ăn nồng độ đỉnh chỉ đạt được 50%-70% so với nồng độ đỉnh đạt được khi bệnh nhân nhịn đói và đạt được chậm hơn khoảng 45-60 phút. Khi uống ở tình trạng đói, sau khi dùng liều 250 mg, 500 mg, 1 g, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết thanh tương ứng là 7, 13, và 23 mg/L, đạt được sau 30-60 phút.

Khoảng 60-85% lượng thuốc được thải trừ dưới dạng không đổi trong nước tiểu trong vòng 8 giờ, một phần lớn thuốc được thải trừ trong 2 giờ đầu. Trong khoảng 8 giờ này, nồng độ đỉnh trong nước tiểu tương ứng sau khi uống 250 mg, 500 mg, 1 g đạt được là 600, 900, và 1.900 mg/L. Thời gian bán hủy trung bình trong huyết thanh ở người bình thường khoảng 1 giờ (từ 0,6 đến 0,9). Ở bệnh nhân có chức năng thận suy giảm, thời gian bán hủy thường k o dài hơn một chút. Ở người suy giảm hoàn toàn chức năng thận, thời gian bán hủy trong huyết thanh của dạng thuốc ban đầu là 2,3 đến 2,8 giờ. Đường thải trừ thuốc ở bệnh nhân suy thận nặng chưa được xác định. Lọc máu làm giảm thời gian bán hủy của thuốc khoảng 25-30%.

Chỉ Định : - Viêm họng, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa.
- Viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm âm đạo do lậu cầu.
- Nhiễm khuẩn da & mô mềm.
Chống Chỉ Định : Tiền sử mẫn cảm với cephalosporin.
Tương Tác Thuốc : Probenecid, aminoglycosid, furosemid
Thận Trọng/Cảnh Báo : Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Thận trọng với bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.

Phụ Nữ Có Thai :

Các nghiên cứu về sinh sản thực hiện ở chuột nhắt và chuột cống với liều gấp 12 lần liều dùng cho người và ở chồn sương với liều gấp 3 lần liều tối đa cho người không thấy có dấu hiệu tổn thương khả năng sinh sản hay nguy hại cho bào thai do cefaclor. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu kiểm soát chặt chẽ trên phụ nữ có thai còn chưa đầy đủ. Vì các nghiên cứu trên súc vật không phải luôn luôn tiên đoán được đáp ứng của người, chỉ nên dùng thuốc này trên phụ nữ có thai nếu thật cần thiết.

Chuyển dạ và sinh nở : Ảnh hưởng của cefaclor đối với chuyển dạ và sinh nở chưa được biết.

Thời Kỳ Cho Con Bú :

Một lượng nhỏ cefaclor được tìm thấy trong sữa mẹ sau khi dùng thuốc với liều 500 mg. Nồng độ trung bình trong sữa là 0.18, 0.21, 0.16 mg/L tương ứng với các thời điểm 2, 3, 4 và 5 giờ. Sau 1 giờ nồng độ trong sữa rất ít, chỉ ở dạng vết. Ảnh hưởng trên trẻ bú mẹ chưa được biết. Cẩn thận khi dùng cefaclor ở các bà mẹ đang cho con bú.

Hiệu Ứng Phụ/Tác Dụng Ngoại Ý :

Ngứa, mề đay, đau khớp & các phản ứng giống choáng phản vệ như mệt mỏi, phù mạch, khó thở


Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khó tiêu, viêm đại tràng giả mạc. Phản ứng quá mẫn, phản ứng giống bệnh huyết thanh. Tăng bạch cầu ái toan. Nhiễm Candida âm đạo, viêm âm đạo.

Liều Lượng & Cách Dùng :

Liều dùng 2 gói/lần x 3 lần/ngày. Trường hợp nặng có thể tăng liều gấp đôi. Trẻ em: 20 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần. Liều tối đa là 1 g/ngày.

 Có thể dùng lúc đói hoặc no.

Lắc kỹ trước khi dùng , lắc để làm tan bột thuốc. Cho thêm 18ml nước vào bột thuốc trong lọ để tạo ra dung dịch ngang mức vạch đỏ trên lọ. Lắc kỹ mỗi lần dùng thuốc. Đóng chặt nắp và bảo quản thuốc đã pha trong tủ lạnh. Thuốc đã pha được sử dụng trong vòng 14 ngày.

Quá Liều & Xử Lý :

Dấu hiệu và triệu chứng : Các triệu chứng ngộ độc khi dùng cefaclor có thể gồm : buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy. Mức độ đau thượng vị và tiêu chảy phụ thuộc vào liều lượng. Nếu có thêm các triệu chứng khác, có thể là do phản ứng thứ phát của một bệnh tiềm ẩn, của phản ứng dị ứng hay tác động của chứng ngộ độc khác kèm theo.

Điều trị : Để điều trị quá liều, cần cân nhắc đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, tương tác giữa các loại thuốc, dược động học bất thường của bệnh nhân. Ngoại trừ trường hợp uống liều gấp 5 lần liều bình thường, không cần thiết phải áp dụng biện pháp rửa dạ dày.

Bảo vệ đường hô hấp của bệnh nhân, hỗ trợ thông khí và truyền dịch. Theo dõi cẩn thận và duy trì các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, khí máu, chất điện giải trong huyết thanh v.v. Có thể làm giảm sự hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa bằng than hoạt tính. Trong nhiều trường hợp, biện pháp này có hiệu quả hơn gây nôn hoặc rửa dạ dày. Cân nhắc xem nên dùng than hoạt tính thay cho rửa dạ dày hay phải kết hợp cả hai. Dùng nhiều liều liên tiếp than hoạt tính có thể làm gia tăng sự đào thải thuốc đã được hấp thu. Cần bảo vệ đường hô hấp của người bệnh khi áp dụng phương pháp rửa dạ dày hay dùng than hoạt tính. Các biện pháp khác như dùng thuốc lợi tiểu mạnh, thẩm phân phúc mạc, lọc máu, thẩm tách máu bằng than hoạt, chưa được xác định là có hiệu quả trong điều trị quá liều cefaclor.

Bảo Quản :

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (15°-30°C).

Nên cất thuốc ở dạng dung dịch treo đã pha trong tủ lạnh. Vặn nắp chặt và lắc kỹ trước khi dùng. Có thể cất giữ thuốc trong 14 ngày mà hiệu lực giảm không đáng kể. Sau 14 ngày, bỏ phần thuốc còn thừa đi.

... loading
... loading