Tenofovir disoproxil fumarate là một thuốc kháng virus được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị HIV / AIDS và điều trị mãn tính viêm gan B.
Phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai:
Chưa có thông tin về việc sử dụng tenofovir disoproxil fumarat trong thời kỳ mang thai. Chỉ nên dùng tenofovir disoproxil fumarat khi lợi ích được chứng minh nhiều hơn nguy cơ đối với bào thai.
Tuy nhiên, do nguy cơ tăng khả năng thụ thai chưa biết, việc sử dụng tenofovir disoproxil fumarat ở những phụ nữ độ tuổi sinh sản cần kèm theo các biện pháp tránh thai hiệu quả.
Phụ nữ đang cho con bú:
Chưa có thông tin về sự bài tiết của tenofovir disoproxil fumarat qua sữa mẹ.
Vì thế, không dùng tenofovir ở phụ nữ cho con bú. Theo khuyến cáo chung, phụ nữ nhiễm HIV không nên cho con bú để tránh lây truyền HIV cho trẻ.
Ảnh hưởng với người vận hành máy móc và đi tàu xe:
Các tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan với tenofovir bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, và suy nhược. Tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm nhiễm độc gan, đau bụng, đầy hơi. Tenofovir cũng đã được liên quan đến gây độc tính trên thận, đặc biệt là ở nồng độ cao.
Tenofovir có thể gây ra suy cấp tính thận, hội chứng Fanconi, protein niệu, hoặc hoại tử ống thận. Những tác dụng phụ là do tích tụ của thuốc trong ống gần.
Tác dụng thường gặp nhất khi sử dụng tenofovir disoproxil fumarat là các tác dụng nhẹ trên đường tiêu hóa, đặc biệt tiêu chảy, nôn và buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn.
Nồng độ amylase huyết thanh có thể tăng cao và viêm tụy.
Giảm phosphat huyết cũng thường xảy ra.
Phát ban da cũng có thể gặp.
Một số tác dụng phụ thường gặp khác bao gồm bệnh thần kinh ngoại vi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, trầm cảm, suy nhược, ra mồ hôi và đau cơ.
Tăng men gan, tăng nồng độ triglycerid máu, tăng đường huyết và thiếu bạch cầu trung tính.
Suy thận, suy thận cấp và các tác dụng trên ống lượn gần, bao gồm hội chứng Fanconi
Nhiễm acid lactic, thường kết hợp với chứng gan to nghiêm trọng và nhiễm mỡ, thường gặp khi điều trị với các thuốc ức chế men sao chép ngược nucleosid
Người lớn:
Điều trị nhiễm HIV:
1 viên x 1 lần/ngày, kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.
Dự phòng nhiễm HIV sau tiếp xúc do nguyên nhân nghề nghiệp: 1 viên x 1 lần/ngày kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác (thường kết hợp với lamivudin hay emtricitabin).
Dự phòng nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc do nguyên nhân nghề nghiệp (tốt nhất là trong vòng vài giờ hơn là vài ngày) và tiếp tục trong 4 tuần tiếp theo nếu dung nạp.
Dự phòng nhiễm HIV không do nguyên nhân nghề nghiệp: 1 viên x 1lần/ngày kết hợp với ít nhất 2 thuốc kháng retrovirus khác.
Dự phòng nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc không do nguyên nhân nghề nghiệp (tốt nhất là trong vòng 72 giờ) và tiếp tục trong 28 ngày.
Điều trị viêm gan siêu vi B mãn tính:
Liều khuyến cáo là 1 viên x 1 lần/ngày trong hơn 48 tuần.
Bệnh nhân suy thận:
- Nên giảm liều tenofovir disoproxil fumarat bằng cách điều chỉnh khoảng cách thời gian dùng thuốc ở bệnh nhân suy thận dựa trên độ thanh thải creatinin (CC) của bệnh nhân:
CC 50 ml/phút hoặc lớn hơn: dùng liều thông thường 1 lần/ngày.
CC 30 đến 49 ml/phút: dùng cách nhau mỗi 48 giờ.
CC 10 đến 29 ml/phút: dùng cách nhau mỗi 72 đến 96 giờ.
Bệnh nhân thẩm phân máu: dùng mỗi liều cách nhau 7 ngày hoặc sau khi thẩm phân 12 giờ.
- Do tính an toàn và hiệu quả của những liều dùng trên chưa được đánh giá trên lâm sàng, đáp ứng lâm sàng của trị liệu và chức năng thận nên theo dõi chặt chẽ.
Bệnh nhân suy gan:
Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan không cần thiết phải điều chỉnh liều.