Rowachol là thuốc điều trị sỏi mật được chỉ định tại các nước Châu Âu từ những năm 1950. Thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, tuy có thể hòa tan dần sỏi cholesterol có kích thước nhỏ hơn 2cm, nhưng hầu như không có tác dụng với sỏi bilirubin, sỏi hỗn hợp hoặc sỏi đã bị canxi hóa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bài thuốc từ 8 thảo dược truyền thống gồm: Uất kim, Chi tử (lợi mật, tăng vận động đường mật), Nhân trần, Diệp hạ châu (tăng cường chức năng gan), Sài hồ, Hoàng bá (kháng khuẩn, kháng viêm), Kim tiền thảo (bào mòn sỏi), Chỉ xác (giảm triệu chứng đầy trướng, khó tiêu) có tác động lên toàn hệ thống gan mật nên tác dụng được với tất cả các loại sỏi và kích thước, không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mậthiệu quả mà về lâu dài còn ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị.
Gan sản xuất cholesterol và đào thải một phần qua dịch mật để tiêu hóa chất béo. Bình thường cholesterol sẽ được hòa tan hết nhờ các loại acid trong dịch mật.
Nhưng nếu gan sản xuất quá nhiều cholesterol hoặc thiếu hụt acid mật, chúng sẽ kết tinh lại với nhau tạo thành sỏi mật.
Rowachol có tác dụng tăng hòa tan cholesterol trong dịch mật, ngăn ngừa cholesterol kết tinh, từ đó giúp hòa tan dần viên sỏi. Chính vì lý do này mà với các loại sỏi mật không có thành phần cấu tạo chính là cholesterol, ví dụ như: sỏi bilirubin, sỏi hỗn hợp hoặc sỏi đã bị canxi hóa thì Rowachol có rất ít tác dụng.
Rowachol cũng có tác dụng làm giảm sản xuất cholesterol ở gan, tăng chất lượng dịch mật từ gan, đồng thời giảm co bóp đường mật. Điều này làm giảm các cơn co thắt ống dẫn mật chủ, từ đó giúp giảm đau, được sử dụng trong các trường hợp viêm đường mật, rối loạn chức năng đường mật.
Trong thành phần của Rowachol có chứa Menthone có thể gây độc cho hệ thần kinh và làm rối loạn kinh nguyệt. Do đó, thuốc không được chỉ định cho người bệnh bệnh động kinh, mang thai và cho con bú. Tốt nhất không nên sử dụng thuốc quá liều khuyến cáo của bác sĩ vì có thể gây quá liều, làm ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng Rowachol có thể gặp phải như ợ hơi sau ăn hoặc hơi thở có mùi bạc hà. Để giảm bớt điều này, bạn có thể sử dụng thuốc trước khi ăn 30 phút. Nếu thấy miệng khô và loét miệng, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm liều hoặc ngưng sử dụng.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc chống đông đường uống (ví dụ Aspirin, Warfarin) với Rowachol.
Khi sử dụng Rowachol trong thời gian dài có thể dẫn đến tính trạng ngộ độc mạn tính do quá liều Menthone như: viêm thận, xuất huyết dạ dày, mắc bệnh gan nhiễm mỡ… Do đó, bạn nên định kỳ đi kiểm tra chức năng gan, thận khi dùng Rowachol.
Người lớn có thể sử dụng Rowachol với liều 3-4 viên/ngày hoặc phụ thuộc vào chỉ định điều trị của bác sĩ. Ở trẻ em, liều khuyến cáo là từ 1-2 lần/ngày để hạn chế nguy cơ quá liều. Thuốc có thể cần được sử dụng liên tục từ 6 tháng - 2 năm.
Trẻ em có thể uống ngày từ 1-2 viên và với người lớn liều có thể gấp đôi 3-4 viên. Tuy nhiên, để hạn chế tác dụng bất lợi, bạn nên sử dụng theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Nên uống Rowachol cùng một cốc nước to trước khi ăn 30 phút để hạn chế tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, không cắn hoặc nhai viên thuốc khi uống.
Nên uống Rowachol vào lúc đói để được hấp thu tốt nhất, bạn có thể uống thuốc trước ăn 30 phút bằng một cốc nước lớn.
Nếu quên uống một liều thuốc, bạn chỉ cần bỏ qua liều đã quên và sử dụng thuốc như bình thường, không nên gấp đôi liều.
Để có hiệu quả, Rowachol phải được sử dụng thường xuyên liên tục từ 6 tháng cho đến 2 năm. Do đó, đừng ngưng sử dụng Rowachol mà chưa có ý kiến của bác sĩ, bởi điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị