Tìm theo
Pipecuronium
Các tên gọi khác (1) :
  • Pipecuronium bromid
Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
Thuốc Gốc
Dạng dùng : Bột đông khô pha tiêm
Dược Động Học :
Pipercuronium bromid bài tiết phần lớn qua nước tiểu, mặc dù cũng có một phần lớn qua nước tiểu, mặc dù cũgn có một phần đào thải không qua thận. Nửa đời đào thải của thuốc là 137 phút và hệ số thanh thải của thuốc là 9,7 lít/giờ. So với người bệnh có chức năng thận bình thường, người bệnh rối loạn chức năng thận có thể tích phân bố tăng, thanh thải ở huyết tương giảm, nửa đời đào thải tăng. Ở người bệnh suy thận, tácdụng phong bế thần kinh cơ của pipercuronium bromid kéo dài.
Cơ Chế Tác Dụng : Pipercuronium bromid là thuốc phong bế thần kinh cơ không khử cực, tác dụng lên bản vận động cuối cùng của cơ vân. Thuốc gắn với thụ thể cholinergic ở màng sau sinap và do đó phong bế cạnh tranh tác dụng dẫn truyền thần kinh cơ của acetylcholin. Các thuốc ức chế cholinesterase, như neostigmin, pyridostigmin và edrophonium ức chế tác dụng kháng acetylcholin và làm mất tác dụng phong bế thần kinh cơ.
Pipercuronium bromid là một thuốc giãn cơ có thời gian tác dụng dài và tác dụng xuất hiện tương đối chậm. Sau khi tiêm tĩnh mạch, giãn cơ xuất hiện trong vòng 2 - 3 phút và kéo dài khoảng 50 - 60 phút. Tác dụng này giống tác dụng của chất tương tự pancuronium.
Pipercuronium bromid không có tác dụng kéo kích thích giao cmả và liệt đối giao cảm. Thuốc không có tác dụng phụ có ý nghĩa về tim mạch, hoặc tác dụng giải phóng histamin.
Thuốc giãn cơ khử cực succinylcholin có thể tăng cường hiệu lực và thời gian tác dụng phong bế thần kinh cơ của pipercuronium. Thuốc tích luỹ trong co thể do đó liều duy trì khi cần chỉ bằng 1/4 liều ban đầu là đạt được tác dụng tương đương.
Chỉ Định : Thuốc được dùng gây giãn cơ trong gây mê, trong các loại phấu thuật khác nhau khi cần sự giãn cơ lâu hơn 20-30 phút.
Chống Chỉ Định : Pipercuronium bromid không được dùng trong bệnh nhược cơ, hội chứng nhược cơ (hội chứng Eaton - Lambert), tổn thương chức năng phổi, suy hô hấp, quá mẫn với pipercuronium hoặc với bromid.
Tương Tác Thuốc : Sự phong bế trước đó, gây ra bởi sự khử cực của succinylcholin, có thể làm tăng mạnh tác dụng của pipecuronium bromure.
Các thuốc gây mê đường hô hấp (halothan, methoxyflurane, diethylether) và thiobarbiturate có thể làm tăng hay kéo dài tác dụng của pipecuronium.
Kháng sinh aminoglycosid có thể phong bế thần kinh cơ bằng cách ức chế giải phóng acetylcholin ở tận cùng thần kinh trước hạch, do đó phải rất cẩn thận khi sử dụng pipercuronium bromid đồng thời với các kháng sinh aminoglycosid.
Thận Trọng/Cảnh Báo : ▧ Pipercuronium phải dùng thận trọng ở :
Người bệnh bị tắc mật hoặc tổn thương chức năng gan: thuốc chưa được nghiên cứu ở những bệnh này.
Người bệnh mất nước hoặc mất cân bằng điện giải hay kiềm toan: tác dụng của thuốc chẹn thần kinh cơ có thể bị thay đổi, đáp ứng không tiên đoàn được.
Người bệnh hạ thân nhiệt: cường độ và thời gian tác dụng của thuốc chẹn thần kinh cơ không khử cực có thể tăng.
Do tác dụng đến cơ hô hấp nên pipercuronium bromid chỉ được sử dụng ở cơ sở gây mê có đủ trang bị và thầy thuốc lâm sàng có kinh nghiệm trong việc sử dụng các thuốc phong bế thần kin hcơ, duy trì đường thở thông và hô hấp hỗ trợ.
Chỉ dùng những dung dịch thuốc mới pha. Bỏ phần thuốc còn lại sau sử dụng.
Thuốc pha chế với dung môi có alcol benzylic không được dùng cho trẻ sơ sinh, vì đã có hội chứng gây độc chết người do sử dụng dung môi này để pha tiêm cho trẻ sơ sinh.
Hiệu Ứng Phụ/Tác Dụng Ngoại Ý : Thông thường không có những thay đổi có ý nghĩa về nhịp tim và huyết áp ngay cả khi dùng pipercuronium liều cao, nhưng trong vài trường hợp, nhịp tim chậm đã xảy ra, chủ yếu ở người bệnh dùng đồng thời halothan hoặc fentanyl, hoặc trong giai đoạn khởi mê.
Hạ huyết áp nặng hiếm gặp, chỉ nhất thời và xảy ra trong giai đoạn gây mê chưa ổn định. Thuốc không có tác dụng giải phóng histamin.
Thường gặp: tim chậm có ý nghĩa lâm sàng, hạ huyết áp có ý nghĩa lâm sàng.
Ít gặp: phát ban, mày đay, teo cơ, xẹp phổi, khó thở, suy hô hấp, co thắt thanh quản, rung nhĩ, tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, ngoại tâm thu thất, huyết khối, tai biến mạch máu não, ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm cảm gáic, vô niệu.
Liều Lượng & Cách Dùng : ▧ Với người lớn trong các phẫu thuật cóhtời gian trung bình hoặc kéo dài, tiêm tĩnh mạch :để đặt ống thông khí quản và sự giãn cơ phẫu thuật 0,06-0,08 mg/kg thể trọng là liều thông thường.
Nếu suy thận, không dùng liều vượt quá 0,04 mg/kg thể trọng. Nếu cần tiêm lặp lại thì dùng liều bằng 1/4-1/3 liều khởi đầu. Liều cao hơn có thể gây kéo dài tác dụng của thuốc.
Quá Liều & Xử Lý : Pipercuronium bromid dùng quá liều gây liệt hô hấp. Trong trường hợp này cần tiến hành hô hấp điều khiển, sử dụng oxygen, duy trì đường thở thông cho đến khi hô hấp trở lại bình thường hoàn toàn.
Sử dụng neostigmin (1 - 3 mg) hoặc galanthamin ( 10 mg) phối hợp với atropin làm đảo ngược hoàn toàn tác dụng giãn cơ của thuốc.
Bảo Quản : Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ 2- 30 độ C, tránh ánh sáng.
Thuốc độc bảng A.
... loading
... loading