Tìm theo
Omeprazol 20mg
Thuốc đường tiêu hóa
Biệt Dược
SĐK: VNA-0169-02
NSX : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco - Việt Nam
Nồng độ : 20mg
Đóng gói : Hộp 10 vỉ x 10 viên; Hộp 1chai x 14 viên nang
Dạng dùng : Viên nang
Hạn dùng : 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành Phần Hoạt Chất (1) :

THÀNH PHẦN: Mỗi viên nang chứa
- Omeprazol pellets 8,5% tương đương Omeprazol …………….……………………………….. 20 mg
- Tá dược: Dinatri hydrogen orthophosphat, Natri lauryl sulfat, Calci carbonat, Đường, Mannitol, Starch,
Hydroxypropylmethyl cellulose E5, Methacrylicacid copolymer (L-30D), Diethyl phthalat, Talc, Titan
dioxid, Natri hydroxid, Tween 80, Polyvinyl povidon K30, Natri methyl paraben, Natri propyl paraben.

 

Dược Lực Học : Omeprazol ức chế sự tiết acid của dạ dày do ức chế có hồi phục hệ enzym hydro – kali adenosin
triphosphat (còn gọi là bơm proton) ở tế bào viền của dạ dày. Tác dụng nhanh, kéo dài nhưng phục hồi
được. Omeprazol không có tác dụng lên thụ thể (receptor) acetylcholin hay thụ thể histamin. Đạt tác dụng
tối đa sau khi uống thuốc 4 ngày.
Dược Động Học :
- Omeprazol được hấp thu hoàn toàn ở ruột non sau khi uống từ 3 đến 6 giờ. Khả dụng sinh học khoảng
60%. Thức ăn không ảnh hưởng lên sự hấp thu thuốc ở ruột. Sự hấp thu omeprazol phụ thuộc vào liều
uống. Thuốc có thể tự làm tăng hấp thu và khả dụng sinh học của nó do ức chế dạ dày bài tiết acid. Thuốc
gắn nhiều vào protein huyết tương (khoảng 95%) và được phân bố ở các mô, đặc biệt là ở tế bào viền của
dạ dày. Khả dụng sinh học của liều uống 1 lần đầu tiên là khoảng 35%, nhưng sẽ tăng lên khoảng 60%
khi uống tiếp theo mỗi ngày một liều. Tuy thời gian bán thải ngắn (khoảng 40 phút), nhưng tác dụng ức
chế bài tiết acid lại kéo dài nên có thể dùng mỗi ngày chỉ 1 lần.
- Omeprazol hầu như được chuyển hóa hoàn toàn tại gan, đào thải nhanh chóng, chủ yếu qua nước tiểu
(80%), phần còn lại theo phân. Các chất chuyển hóa đều không có hoạt tính, nhưng lại tương tác với
nhiều thuốc khác do tác dụng ức chế các enzym của cytochrom P
450 của tế bào gan.
- Dược động học của thuốc không bị thay đổi có ý nghĩa ở người cao tuổi hay người bệnh bị suy chức
năng thận. Ở người bị suy chức năng gan, thì khả dụng sinh học của thuốc tăng và độ thanh thải thuốc
giảm, nhưng không có tích tụ thuốc và các chất chuyển hóa của thuốc trong cơ thể.
Chỉ Định : - Ðiều trị & dự phòng tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược.
- Ðiều trị dài hạn bệnh lý tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger-Ellison.
Chống Chỉ Định : Chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với omeprazole, benzimidazoles thay thế hoặc các thành phần của thuốc. Phản ứng quá mẫn có thể bao gồm phản ứng phản vệ, sốc phản vệ, phù mạch, co thắt phế quản, viêm thận kẽ cấp tính và nổi mề đay.
Tương Tác Thuốc :

Omeprazol không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng thức ăn, rượu, amoxycilin, bacampicilin, cafein, lidocain, quinidin hay theophylin. Thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời Maalox hay metoclopramid.

Omeprazol có thể làm tăng nồng độ ciclosporin trong máu.

Omeprazol làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ H. pylori.

Omeprazol ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym trong cytocrom P450 của gan và có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Với liều 40mg/ ngày omeprazol ức chế chuyển hóa phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazol 20mg/ ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều. Omeprazol ức chế chuyển hóa warfarin nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu.

Omeprazol làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.

Omeprazol làm giảm chuyển hóa nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác dụng của nifedipin.

Clarithromycin ức chế chuyển hóa omeprazol và làm cho nồng độ omeprazol tăng cao gấp đôi.

Thận Trọng/Cảnh Báo :

- Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng omeprazol, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán).


* PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
- Phụ nữ có thai: Tuy trên thực nghiệm không thấy omeprazol có khả năng gây dị dạng và độc với bào
thai, nhưng không nên dùng cho người mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.
- Phụ nữ cho con bú: Không nên dùng omeprazol ở người cho con bú. Cho đến nay, chưa tài liệu nghiên
cứu nào có kết luận cụ thể về vấn đề này.


* ẢNH HƯỞNG LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc do thuốc gây nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt . Nếu có các
triệu chứng nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt không nên lái xe và vận hành máy móc.

Hiệu Ứng Phụ/Tác Dụng Ngoại Ý : Thường gặp:
Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng.
- Ít gặp: Mất ngủ, rối loạn cảm giác, mệt mỏi, nổi mày đay, ngứa, nổi ban, tăng tạm thời transaminase.
- Hiếm gặp:
+ Toàn thân: Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt, phản vệ.
+ Huyết học: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu ngoại biên, mất bạch cầu hạt.
+ Thần kinh: Lú lẫn có phục hồi, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở
người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
+ Nội tiết: Vú to ở đàn ông.
+ Tiêu hóa: Viêm dạ dày, nhiễm nấm
Candida, khô miệng.
+ Gan: Viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan.
+ Hô hấp: Co thắt phế quản.
+ Cơ – xương: Đau khớp, đau cơ.
+ Niệu – dục: Viêm thận kẽ.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Liều Lượng & Cách Dùng : - Loét tá tràng 20 mg/ngày x 2-4 tuần.
- Loét dạ dày & viêm thực quản trào ngược 20 mg/ngày x 4-8 tuần. Có thể tăng 40 mg/ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.
- Hội chứng Zollinger-Ellison 60 mg/ngày.
- Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng 20-40 mg/ngày.
Quá Liều & Xử Lý : - Liều uống 1 lần tới 160 mg trong thời gian 3 ngày vẫn được dung nạp tốt.
- Khi uống quá liều, chỉ điều trị triệu chứng, không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bảo Quản : Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng trực tiếp.
... loading
... loading