Tìm theo
Lamzidivir
Thuốc chống virus
Biệt Dược
SĐK: VD-2973-07
NSX : Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam ĐC : K63/1 Nguyễn Thị Sóc, Xuân Thới Đông, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh; 40 Đại Lộ Tự Do, KCN Việt Nam - Singapore, Thu - Việt Nam
ĐK : Công ty TNHH Liên doanh Stada Việt Nam
Nồng độ : 150 mg 300 mg
Đóng gói : Hộp 5 vỉ x 6 viên, hộp 6 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 60 viên
Dạng dùng : Viên nén bao phim
Hạn dùng : 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Giá tham khảo : 12000 VNĐ / Viên
Thành Phần Hoạt Chất (2) :

Thuốc chống phơi nhiễm HIV - Thuốc PEP. PEP (thuốc phơi nhiễm HIV ) là gì ?

PEP không phải là tên của một loại thuốc gì cả, đó là từ viết tắt của cụm từ Post-Exposure Prophylaxis, PEP (phòng ngừa sau khi tiếp xúc) là sử dụng thuốc để chống lại vi rút gây suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV) sau khi tiếp xúc với HIV có thể gây ra lây nhiễm . Nếu quý vị có khả năng bị lây nhiễm HIV cao, hãy bắt đầu dùng PEP càng sớm càng tốt! Vì vậy, quý vị nên liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe càng sớm càng tốt sau khi bị lây nhiễm để tìm hiểu xem .

Lamzidivir là một trong những biệt dược PEP điều trị hiệu quả hiện nay 

Trị liệu sau khi lây nhiễm (PEP) là gì ? 

“Prophylaxis” có nghĩa là xử dụng thuốc nhằm ngăn ngừa bệnh khởi phát. “Post-exposure prophylaxis” (PEP) có nghĩa là xử dụng thuốc kháng HIV ngay sau khi bị lây nhiễm để ngăn chặn HIV khởi phát.Thuốc kháng HIV dùng trong thời gian khoảng một tháng. PEP không phải là cách thức trị được HIV/AIDS. Ðây cũng không mang lại kết quả 100%. Những nghiên cứu khác nhau cho thấy PEP có thể ngăn được 80%-90% HIV khởi phát. 

Khi nào thì PEP có thể áp dụng ?

PEP phải được bắt đầu ngay sau khi bị lây nhiễm, tiếp xúc trực tiếp. Tốt nhất là PEP nên được áp dụng trong vòng  thời gian không quá 72 tiếng sau khi bị trực tiếp tiếp xúc (lây nhiễm) với HIV 

Những ai sẽ phải cần tới PEP ? 

• Liên quan từ môi trường làm việc: thông thường PEP được dùng cho nhân viên y tế bị tiếp xúc trực tiếp với HIV như bị kim tiêm (có siêu vi khuẩn) chích vào.
• Những trường hợp khác: PEP cũng có thể áp dụng cho các trường hợp khác như quan hệ tình dục không an toàn hoặc cùng xài chung kim tiêm với người có HIV dương tính, đặc biệt là trong trường hợp ngoài ý muốn (như bị hiếp dâm hay bao cao su bị rách) 

Những điều cần biết về sử dụng PEP bên ngoài môi trường làm việc: 

Những người làm việc trong phòng,chống HIV/AIDS và những tổ chức lo về y tế thường lưu ý các áp dụng PEP bên ngoài những liên quan của môi trường làm việc như sau:

• PEP không phải là hình thức giống như “viên thuốc của sáng hôm sau” theo kiểu ngừa thai. Ðây là một hình thức phức tạp mà bạn phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau, trong nhiều thời điểm trong ngày, kéo dài khoảng 30 ngày
• Thuốc sử dụng trong PEP có thể gây nhiều phản ứng phụ
• PEP rất đắt tiền. Một tháng uống thuốc sẽ tốn giá giao động từ 700 đến 1triệu2.
• Thái độ không áp dụng an toàn tình dục bên ngoài môi trường làm việc, (ví dụ như không cẩn thận khi giao tiếp sinh lý, xài chung kim chích) không thích hợp và không thể áp dụng PEP mãi được.
• Nếu có người nghĩ rằng PEP là một cách dễ dàng để tránh nhiễm HIV, điều đó sẽ làm họ có suy nghĩ sai lạc và tiếp tục không áp dụng những phương pháp an toàn tính dục. PEP không thể thay thế việc xử dụng bao cao su và kim sạch vì đây mới là những cách ngăn ngừa HIV hiệu quả. 

Những nguy hiểm của PEP ?

• Mỗi loại thuốc sử dụng trong PEP đều có phản ứng phụ như mệt mỏi, buồn nôn hoặc tiêu chảy .v.v
• Nếu bạn không tuân theo lịch uống thuốc của PEP, bạn có thể sẽ bị HIV khởi phát 

Tôi sẽ đi đến đâu để được nhận PEP ? 

Theo các quy định và thực hành cho nhân viên y tế, công an,quân đội và các cơ quan nhà nước được quy định,ngoài các người không được phát theo quy định thì phải tự bỏ tiền ra mua. Ðiều quan trọng bạn cần nhớ là PEP phải được áp dụng trong vòng trước 72 giờ. Liên lạc với bác sĩ hay nhân viên y tế ngay nếu bạn phát giác ra bạn vừa tiếp xúc trực tiếp với HIV. Nếu bạn nghĩ không thể liên lạc họ được trong vòng 72 giờ, bạn nên liên lạc với nhân viên các văn phòng về sức khỏe tình dục  hoặc liên lạc với tham vấn viên diễn đàn HIV hay vào thẳng bệnh viện cấp cứu để được giúp đỡ. 

Nguồn: forum.hiv.com.vn

Thông tin xử lý phơi nhiễm HIV : 

Nếu thời gian từ khi có nguy cơ đến giờ vẫn trong vòng 72h, có thể sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV tại các bệnh viện lớn tại TPHCM như :

- Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM: 190 Hàm Tử, phường 1, quận 5, TP.HCM; ĐT: 39235804 - 39238704.

- Viện Pasteur TP.HCM (kiểm tra, xét nghiệm, chích ngừa): 167 Pasteur hoặc 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3; ĐT: 38230352 - 38202834. 

- Tại Hà Nội, bạn có thể đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương để tư vấn và dùng thuốc trước 72

Chi phí khi sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV của nội khoảng hơn 1 triệu, của ngoại thì đắt gấp vài lần.

Trong thời gian điều trị dự phòng HIV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc thông qua các xét nghiệm: xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được hai tuần, xét nghiệm đường máu.

Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau một, ba và sáu tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác. Sau sáu tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, thì em  có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

Chú ý: Khi có hành vi nguy cơ cao cần uống PEP Hãy tới các trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Hoặc những bệnh viện lớn để Bác sỹ chuyên khoa về HIV tư vấn, xét nghiệm Máu và hướng dẫn dùng thuốc. Không nên tự mua thuốc ở ngoài, tránh tình trạng thuốc giả, tiền mất tật mang.

 

Cơ Chế Tác Dụng : - Lamzidivir là thuốc kháng virus kết hợp, được chỉ định cho điều trị nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, làm tăng khả năng miễn dịch (lượng CD4+ 500/ml).
- Lamivudin kết hợp với zidovudin làm giảm lượng virus HIV-1 và tăng lượng CD4+, hiệu quả trị liệu là giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong.
Chỉ Định : Điều trị nhiễm HIV ở người lớn & trẻ từ 12 tuổi trở lên, làm tăng khả năng miễn dịch.
Chống Chỉ Định : Quá mẫn với thành phần thuốc, bệnh nhân có bạch cầu trung tính thấp và trẻ

- Bệnh nhân quá mẫn cảm với lamivudin và zidovudin hay các thành phần của thuốc.
- Do zidovudin: chống chỉ định cho bệnh nhân có lượng bạch cầu đa nhân trung tính thấp bất thường (< 0,75 x 109/l) hay nồng độ hemoglobin thấp bất thường (< 7,5 g/dl hay 4,65 mmol/l).
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
Tương Tác Thuốc : Tránh dùng với ribavirin hay stavudin.
Tương tác của lamivudin:
Với trimethoprim: do cùng cơ chế thải trừ. Khi dùng trimethoprim/ sulfamethoxazol 160mg/800mg làm tăng mức độ sinh khả dụng của lamivudin lên 40% nhưng không ảnh hưởng tới dược động học của trimethoprim hoặc sulfamethoxazol. Do đó, không cần phải điều chỉnh liều trừ khi bệnh nhân bị suy thận.
Tương tác của zidovudin:
- Zidovudin làm thay đổi nồng độ máu của phenytoin tùy theo từng bệnh nhân. Do đó nên chú ý theo dõi khi chỉ định cho bệnh nhân dùng phối hợp phenytoin và lamzidivir.
- Với paracetamol: làm tăng tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, đặc biệt trong trường hợp điều trị bệnh mãn tính. Tuy nhiên, paracetamol không làm tăng nồng độ huyết tương cũng như chuyển hóa glucuronic của zidovudin.
- Các thuốc khác như: aspirin, codein, morphin, indomethacin, ketoprofen, naproxen, oxazepam, lorazepam, cimetidin, clofibrat, dapson và isoprinosin có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa của zidovudin do ngăn cản quá trình glucuronic hóa theo hướng cạnh tranh hay ngăn cản trực tiếp quá trình chuyển hóa của các tế bào siêu vi gan. Cần phải cân nhắc cẩn thận khả năng tương tác thuốc của Lamzidivir với các thuốc trên trong trường hợp chỉ định phối hợp khi điều trị lâu dài.
- Chỉ định phối hợp (đặc biệt trong trường hợp điều trị cấp tính) với các thuốc độc thận như dapson, thuốc trừ sâu, pyrimethamin, cotrimoxazol, amphotericin, flucytoxin, ganciclovir, interferon, vincristin, vinblastin, và doxorubicin cũng có thể làm tăng nguy cơ ngăn cản tác động của zidovudin. Nếu cần phối hợp trị liệu Lamzidivir với một trong các thuốc trên thì phải theo dõi cẩn thận chức năng thận và các thông số huyết học. Trường hợp cần thiết nên giảm liều của một hoặc các thuốc được chỉ định.
- Zidovudin có tác dụng tương phản in vitro với ribavirin và stadvudin. Do đó, nên tránh chỉ định phối hợp Lamzidivir với ribavirin hay stadvudin.
- Bệnh nhân sử dụng Lamzidivir vẫn có thể bị nhiễm bệnh cơ hội, có thể phối hợp thuốc kháng khuẩn như cotrimoxazol, pyrimethamin và acyclovir để điều trị dự phòng. Dữ liệu về lâm sàng cho thấy rằng không có dấu hiệu nào chứng tỏ các thuốc này làm tăng nguy cơ ngăn cản tác động của zidovudin.
Thận Trọng/Cảnh Báo : - Đối với tất cả bệnh nhân, nên thận trong khi dùng Lamzidivir, đặc biệt ở phụ nữ béo phì, bị bệnh gan hay nguy cơ bị bệnh gan.
- Nên chỉ định riêng lẻ lamivudin và zidovudin nếu cần điều chỉnh liều. Trong trường hợp này nên có hướng dẫn của bác sĩ về việc phối hợp thuốc.
- Thận trọng khi chỉ định Lamzidivir cho bệnh nhân tiền căn bị bệnh xơ gan do viêm gan siêu vi B mãn, vì nếu ngưng chỉ định lamivudin sẽ có nguy cơ bị viêm gan tái phát.
- Ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng, thời gian bán thải tối đa của lamivudin trong huyết tương tăng do giảm sự thanh thải. Trong trường hợp này nên điều chỉnh lại liều dùng.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú
Không nên chỉ định cho phụ nữ ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Không nên cho con bú sữa mẹ trong thời gian điều trị.
  • Phụ nữ có thai: Không có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt việc dùng Lamzidivir ở phụ nữ mang thai. Lamzidivir chỉ dùng trong thai kỳ nếu lợi ích cao hơn nguy cơ.

  • Phụ nữ cho con bú: Do khả năng truyền nhiễm HIV và khả năng có các phản ứng phụ nghiêm trọng trên trẻ bú mẹ, người mẹ không nên cho con bú khi đang dùng Lamzidivir.



▧ Thận trọng dùng thuốc cho các bệnh nhân :
Phụ nữ béo phì, bệnh gan, xơ gan do viêm gan B mạn, suy thận, phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ và cho con bú.
Hiệu Ứng Phụ/Tác Dụng Ngoại Ý : Nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, rối loạn tiêu hoá, chuột rút...
Do lamivudin:
- Thường gặp: nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, đau thượng vị hay chuột rút, mất ngủ, sốt, ho, triệu chứng sổ mũi, phát ban và đau cơ xương.
- Có thể tái phát bệnh đau tụy và đau thần kinh ngoại biên.
Do zidovudin:
- Thiếu máu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Xảy ra khi sử dụng thuốc liều cao (1200-1500 mg/ngày) và bệnh nhân tiền sử bị nhiễm HIV (có suy tủy), đặc biệt ở bệnh nhân có lượng CD4+ < 100 mm3. Nếu cần nên giảm liều hay ngưng điều trị.
- Tỉ lệ bị giảm bạch cầu đa nhân trung tính tăng ở những bệnh nhân có lượng bạch cầu đa nhân trung tính, nồng độ hemoglobin và nồng độ huyết thanh của vitamin B12 thấp khi khởi đầu trị liệu bằng zidovudin, hay ở những bệnh nhân dùng đồng thời paracetamol.
- Các phản ứng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn mữa, biếng ăn, đau bụng, nhức đầu, phát ban, sốt, đau cơ, dị cảm, mất ngủ, khó chịu, suy nhược và khó tiêu.
Các phản ứng phụ khác: buồn ngủ, tiêu chảy, chóng mặt, ra mồ hôi, khó thở, đầy hơi, lạt miệng, đau ngực, mất nhạy bén, bồn chồn, tiểu lắt nhắt, suy nhược, đau mỏi toàn thân, ớn lạnh, ho, nổi mề đay, ngứa sần và triệu chứng giống cúm.

  • Toàn thân: Phân phối lại/tích lũy chất béo của cơ thể.

  • Tim mạch: Bệnh cơ tim.

  • Nội tiết và chuyển hóa: Chứng vú to ở nam, chứng tăng đường huyết.

  • Đường tiêu hóa: Nhiễm sắc tố niêm mạc đường uống, viêm miệng.

  • Tổng quát: Viêm mạch, suy yếu.

  • Mạch bạch huyết và mạch máu: Thiếu máu (bao gồm việc ngưng phát triển các tế bào hồng cầu và thiếu máu tiến triển khi đang điều trị), u hạch bạch huyết, lách to.

  • Gan và tuyến tụy: Nhiễm acid lactic và gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm nặng thêm bệnh viêm gan B sau khi điều trị.

  • Quá mẫn: Các phản ứng nhạy cảm (bao gồm tính quá mẫn), mày đay.

  • Cơ xương: Yếu cơ, gia tăng CPK, ly giải cơ vân.

  • Thần kinh: Dị cảm, bệnh thần kinh ngoại biên, động kinh.

  • Hô hấp: Âm thở bất thường/thở khò khè.

  • Da: Rụng tóc, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson.

Liều Lượng & Cách Dùng : Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Chỉnh liều khi suy thận, chỉnh liều zidovudin khi bị suy gan nặng.

Dùng đường uống.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều đề nghị là 1 viên 1 lần, ngày uống 2 lần.
- Suy thận: Nồng độ Lamivudin và Zidovudin tăng ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận do thanh thải qua thận giảm. Do đó cần phải điều chỉnh liều dùng cho những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 50 ml/phút.
- Suy gan: Ở bệnh nhân bị xơ gan có sự tích lũy zidovudin do giảm glucuronic. Do đó, cần điều chỉnh liều zidovudin, bằng cách chỉ định riêng lẻ lamivudin và zidovudin cho những bệnh nhân suy gan nặng. Phải theo dõi điều chỉnh liều một cách chặt chẽ nếu chỉ định phối hợp (Lamzidivir).
Bảo Quản : Bảo quản trong trong bao bì kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng.
... loading
... loading