Tìm theo
L-asparaginase
Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
Thuốc Gốc
Dạng dùng : dung dịch tiêm
Dược Động Học :
Tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp đều có nồng độ tương đương nhau trong huyết thanh, nhưng sau khi tiêm bắp, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi dùng là 14 đến 24 giờ. Thuốc phân bố không đáng kể ở bên ngoài khoang mạch máu, thải trừ qua mật và nước tiểu rất ít. Asparaginase vẫn còn phát hiện được trong huyết thanh 13 – 22 ngày sau khi dùng. Nửa đời của asparaginase thay đổi từ 8 đến 30 giờ và không phụ thuộc vào liều dùng. Thể tích phân bố biểu kiến khoảng 70 – 80% thể tích huyết tương. Trong dịch bạch huyết và dịch não tủy có phát hiện thấy asparaginase.
Cơ Chế Tác Dụng : L – asparaginase là đồng phân quay trái của một protein phân tử lượng lớn, chiết từ escherichia coli và các vi khuẩn khác. Enzym này thủy phân asparagin là một acid amin thiết yếu trong huyết thanh, do đó làm mất đi một yếu tố cần thiết để tổng hợp protein của các tế bào lympho ác tính nhạy cảm. Trong bệnh bạch cầu cấp, đặc biệt bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, tế bào ác tính phải phụ thuộc vào nguồn asparagin từ bên ngoài để tồn tại; còn các tế bào bình thường lại có thể tổng hợp được asparagin và do đó bị ảnh hưởng ít hơn khi thiếu asparagin do điều trị asparaginase. Tuy nhiên, gần đây người ta thấy có rất nhiều mô bình thường nhạy cảm với asparaginase và có thể gây ra nhiễm độc với nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, các tế bào bạch cầu bệnh ở người có thể nhanh chóng kháng thuốc do xuất hiện các dòng có chứa asparaginase synthetase. Đây cũng là lý do người ta thường dùng thuốc dạng kết hợp với các hóa chất khác.
Chỉ Định : Bệnh bạch cầu cấp (kể cả trường hợp bệnh bạch cầu mạn chuyển sang cấp), đặc biệt là bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. U lympho ác tính, sarcom lympho. Thuốc chủ yếu được dùng phối hợp với các thuốc hóa trị liệu khác để tạo các đợt thuyên giảm ở trẻ em. L – asparaginase không nên dùng đơn độc trừ khi điều trị phối hợp không thích hợp. Không nên điều trị duy trì bằng thuốc này.
Chống Chỉ Định : Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với L – asparaginase. Viêm tụy nặng hoặc có tiền sử viêm tụy, viêm tụy xuất huyết cấp.
Tương Tác Thuốc : Dùng L – asparaginase tiêm tĩnh mạch đồng thời hoặc trước đợt điều trị vincristin và prednisolon có thể làm tăng độc tính.
Asparaginase có thể làm giảm hoặc làm mất tác dụng của methotrexat trên các tế bào ác tính. Sự mất tác dụng của methotrexat còn kéo dài chừng nào asparagin vẫn bị thủy phân do asparaginase, vì tác dụng của methotrexat cần phải có asparagin để sao chép tế bào.
Asparaginase làm giảm độ thanh thải của vincristin.
Asparaginase ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm chức năng giáp trạng vì thuốc làm giảm nhanh và rõ nồng độ globulin liên kết với thyroxin trong huyết thanh trong vòng 2 ngày sau liều dùng đầu tiên. Nồng độ này trở lại trở lại trị số trước khi điều trị trong 4 tuần sau liều asparaginase cuối cùng.
Thận Trọng/Cảnh Báo : Khi dùng kéo dài cần hết sức thận trọng vì có khả năng gây ra các phản ứng không mong muốn nghiêm trọng và kéo dài. Cần đặc biệt chú ý khi thấy xuất hiện nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết, hoặc thấy các biểu hiện nặng hơn.
Dùng thuốc cho trẻ em và người còn sinh đẻ cần chú ý vì thuốc có tác động mạnh trên tuyến sinh dục. Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh có rối loạn chức năng gan, thận, suy tủy, nhiễm khuẩn và thủy đậu (có thể gây rối loạn toàn thân dẫn đến chết).
Asparaginase có tác dụng ức chế miễn dịch, do đó có thể dẫn đến nhiễm khuẩn. Độc tính do asparaginase ở người lớn thường nặng hơn ở trẻ em.
Hiệu Ứng Phụ/Tác Dụng Ngoại Ý : ▧ Dạng nặng :
▧ Sốc : triệu chứng sốc có thể xảy ra. Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào như lơ mơ, co giật, hạ huyết áp, ớn lạnh, sốt, nôn mửa, phải ngưng thuốc ngay lập tức và xử trí thích hợp.
- Những rối loạn nghiêm trọng về đông máu (giảm fibrinogen, plasminogen, protein C, AT-III) như xuất huyết não, nhồi máu não, xuất huyết phổi có thể xảy ra.
▧ Viêm tuỵ cấp : do có thể xảy ra viêm tuỵ cấp, cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu có bất cứ triệu chứng nàonhư đau bụng, nôn mửa, tăng enzym tuỵ như amylase, cần ngưng thuốc và xử trí thích hợp.
▧ Tăng amoniac huyết : gây rối loạn khả năng ý thức. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận.
▧ Hôn mê : có thể xảy ra hôn mê, rối loạn ý thức, mất định hướng.
▧ Rối loạn tổ chức não : tử vong đã từng được nghi nhận vì có sự rối loạn tổ chức não ở diện rộng.
Những phản ứng bất lợi khác:
▧ Mẫn cảm : các phản ứng mẫn cảm như nổi ban.
▧ Huyết học : giảm tiểu cầu, thiếu máu.
▧ Gan : rối loạn chức năng gan, gan ứ mỡ.
▧ Thận : protein niệu, thiểu niệu, nito huyết, phù.
▧ Tiêu hoá : biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
▧ Tâm thần : khó chịu, đau đầu, ngủ gà, lo lắng.
▧ Triệu chứng khác : sốt, đau mạch, gây bất thường trong sử dung nạp đường, tăng lipid huyết.
Liều Lượng & Cách Dùng : Thông thường tiêm truyền tĩnh mạch 50-200 KU/1 kg/1 ngày, điều trị mỗi ngày hay cách ngày.
Liều này có thể điều chỉnh tuỳ theo tuổi tác và thể trạng lâm sàng.
Quá Liều & Xử Lý : Các triệu chứng sốc có thể xảy ra (thậm chí với liều thường dùng). Nếu có các triệu chứng như ý thức u ám, co giật, hạ huyết áp, rét run, sốt hoặc nôn, cần ngừng thuốc ngay và có biện pháp xử trí thích hợp.
Nếu có phản ứng phản vệ cần dùng ngay epinephrin, oxygen và tiêm tĩnh mạch corticosteroid.
Bảo Quản : quản. Dung dịch đã pha chưa dùng cần bảo quản ở 2 – 8 độ C và phải bỏ sau 8 giờ hoặc sớm hơn nếu dung dịch bị đục. Thời gian bảo quản là 1 năm.
Dung dịch đã pha nếu tiếp xúc với nút cao su có thể bị biến tính, hình thành các sợi không tan.
Các chế phẩm
Dữ Kiện Thương Mại
Một Số Biệt Dược Thương Mại
... loading
... loading