Tìm theo
Eugica
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Biệt Dược
SĐK: VNB-3387-05
NSX : Công ty cổ phần Dược Hậu Giang - Việt Nam
ĐK : Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Nồng độ : 5ml, 60ml
Đóng gói : hộp 1chai 60ml, hộp 20 gói x 5ml siro
Dạng dùng : Si rô
Giá tham khảo : 11760 VNĐ / chai
Dược Lực Học :
  • Húng chanh hay tần dày lá là vị thuốc rất phổ biến dùng chữa cảm cúm, ho hen, viêm họng rất hữu hiệu. Viện vi trùng nghiên cứu (năm 1961) cho thấy có tác dụng kháng sinh mạnh đối với các vi khuẩn Staphylococcus, Salmonella typhi, Shigella flexneri, Shigella sonnei, Shigella dysenteria, Subtilis, Escherichia coli, Coli bothesda, Streptococcus, Pneumococcus ...
  • Eucalyptol có tính sát trùng, được dùng chữa ho, kích thích tiêu hoá. Eucalyptol được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương.
  • Bọ mắm tức cây thuốc dòi: chữa bệnh viêm họng, ho lâu năm, ho lao.
  • Núc nác hay mộc hồ điệp: chữa ho lâu ngày, viêm khí - phế quản, đau dạ dày.
  • Viễn chí được dùng trong tây y làm thuốc chữa ho nhiều đờm. Theo tài liệu cổ: viễn chí có vị đắng tính ôn vào 2 kinh tâm và thận. Có tác dụng an thần, ích trí, tán uất, hoá đờm, tiêu ung thũng. Dùng chữa hồi hộp, hay quên, hay sợ hãi, ho nhiều đờm, ung thư sưng thũng.
  • Vỏ quả quít cũng gọi trần bì là vị thuốc chữa ho mất tiếng, trừ đờm. Ngoài ra còn có tác dụng chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa còn
  • An tức hương còn gọi cánh kiến trắng, cây bồ đề: chữa viêm phế quản kinh niên.
  • Natri benzoat có tính sát trùng, thường dùng trong các chế phẩm chữa ho.
Chỉ Định : Dùng điều trị các chứng ho, đau họng, sổ mũi, cảm cúm.
Sát trùng đường hô hấp.
Làm loãng niêm dịch, làm dịu ho.
Chống Chỉ Định :
  • Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Thận Trọng/Cảnh Báo : Menthol có tính ức chế hô hấp qua đường thở (hít vào mũi) nhất là đối với trẻ con ít tuổi, trẻ sơ sinh.
Hiệu Ứng Phụ/Tác Dụng Ngoại Ý :

Có báo cáo rằng dùng menthol liều lớn qua đường tiêu hoá có thể có đau bụng, nôn ói, chóng mặt, buồn ngủ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Liều Lượng & Cách Dùng :
  • Trẻ em từ 30 tháng tuổi đến 6 tuổi: uống 5 - 10 ml (1 - 2 muỗng cà phê hoặc ½ - 1 ống) x 3 lần/ ngày.
  • Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn: uống 15 ml (1 muỗng canh hoặc 1½ ống) x 3 lần/ ngày.
  • Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

Tuy ho là một phản xạ bảo vệ cho cơ thể khỏi những xâm nhập của các “vật thể lạ” hoặc những kích ứng đối với hệ hô hấp. Tuy nhiên do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ rất hay bị ốm mỗi khi thời tiết thay đổi. Một trong những chứng bệnh trẻ hay gặp vào lúc thay đổi thời tiết thất thường là ho, sổ mũi dẫn đến sốt cao. Điều này khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng…

1. Rắc rối từ những cơn ho

  • Trẻ dễ bị ho do nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm mũi…Và cơn ho thường kéo dài gây nên những tác hại không mong muốn như:
  • Trẻ còn bú mẹ: bỏ bú, hay nôn trớ, khó thở, quấy khóc, cơ thể suy nhược, dễ có nguy cơ bị viêm phổi, viêm tiểu phế quãn mãn tính…
  • Trẻ từ 2 đến 12 tuổi: lười ăn, mất ngủ, nôn ói, cơ thể suy nhược và có nguy cơ bị viêm phế quản, viêm họng cấp...

2. Chăm trẻ đúng cách

  • Ngay trong giai đoạn bệnh mới khởi phát phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9%.
  • Làm ấm đường thở bằng cách cho trẻ hít thở hơi nước nóng ẩm có pha tí tinh dầu khuynh diệp.
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, loãng để không bị kích thích ho nhiều và nên chia nhỏ bữa ăn đối với trẻ dưới 2 tuổi để tránh bị nôn trớ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu vùng cổ họng và làm loãng dịch đờm để dễ tống ra ngoài.

3. Cho trẻ dùng đúng thuốc

  • Nếu trẻ bị ho do cảm lạnh thì điều quan trọng là phải giữ ấm, giải cảm ngay cho trẻ để ngăn chặn nguyên nhân.
  • Không nên cho trẻ dùng ngay kháng sinh khi thấy trẻ bị ho, sổ mũi khi chưa tìm ra nguyên nhân
  • Không nên dùng thuốc trị ho chứa hoạt chất kháng Histamin cho ho có đàm vì thuốc làm đờm khô quánh khó tống ra ngoài.
  • Các loại thuốc viên trị ho có chứa Codein như Neo-codion, Eucalyptine, Terpine Gonnon, Terpine Codein... chỉ dành cho người lớn, không nên dùng cho trẻ. Bởi vì Codein là dẫn chất của Morphin sẽ gây ức chế hô hấp nếu dùng cho trẻ.
  • Nếu trẻ mới chớm bị ho, rát cổ do cảm lạnh, do dị ứng thì vài viên kẹo ngậm trị ho chứa tinh dầu Bạc hà - Tần dầy lá – Gừng – Khuynh diệp có tính sát khuẩn cao, khả năng làm dịu cổ mát họng tốt chẳng những giúp trẻ nhanh chống hết ho mà còn ngăn ngừa chứng cảm lạnh hay viêm họng phát triển nặng hơn. Bên cạnh viên ngậm trị ho, dòng thảo dược trị ho dạng sirô dễ uống cũng giúp ích rất nhiều cho các chứng ho của trẻ có nguyên nhân từ viêm họng, cảm lạnh, dị ứng khi còn trong giai đoạn khởi phát.
  • Nếu trẻ bị ho có đờm do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… thì phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sỹ để tránh biến chứng.
... loading
... loading