Tìm theo
Eugica Fort
Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vật
Biệt Dược
SĐK: VNB-3384-05
NSX : Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Đóng gói : Hộp 10 vỉ x 10 viên nang mềm
Dạng dùng : Viên nang mềm
Giá tham khảo : 386 VNĐ / viên
Thành Phần Hoạt Chất (4) :
Dược Lực Học :
  • Tần dày lá hay húng chanh là một dược liệu chữa cảm cúm, ho hen. Theo nghiên cứu của Viện vi trùng học tinh dầu tần có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi khuẩn Staphylococcus, Salmonella typhi, Shigella flexneri, Shigella sonnei, Shigella dysenteria, Subtilis, Escherichia Coli , Coli bothesda, Streptococcus, Pneumococcus ...
  • Eucalyptol có tính sát trùng, được dùng chữa ho, kích thích tiêu hóa. Eucalyptol được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương.
  • Tinh dầu tràm có tác dụng long đờm, sát khuẩn và làm thông thoáng đường hô hấp trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thể nhẹ.
  • Bạc hà não còn được gọi là “Menthol”, là hoạt chất trích tinh của tinh dầu bạc hà, có tính chất làm dịu ho, làm loãng niêm dịch. Uống liều nhỏ có thể gây hưng phấn, xúc tiến sự bài tiết của tuyến mồ hôi, làm hạ thấp thân nhiệt. Sau khi hấp thu, bạc hà não được bài tiết trong nước tiểu và mật ở dạng glucuronic. Bạc hà não thường được dùng điều trị cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho, kích thích tiêu hoá, tiêu chảy đau bụng.
  • Gừng: trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống dị ứng, thể hiện trên tác dụng chống co thắt cơ trơn. Tinh dầu gừng có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn, làm loãng niêm dịch, làm giảm ho, chống viêm và giảm đau. Gừng thường được dùng điều trị cảm mạo, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, ho do đờm ẩm, hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sổ mũi. Gừng còn là vị thuốc chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy đau bụng.
Chỉ Định :
  • Dùng điều trị các chứng ho, đau họng, sổ mũi, cảm cúm.
  • Sát trùng đường hô hấp.
  • Làm loãng niêm dịch, làm dịu ho.
Chống Chỉ Định :
  • Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
  • Các trường hợp: ho do suyễn, ho lao, suy hô hấp.
  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Thận Trọng/Cảnh Báo : Menthol (bạc hà não) có tính ức chế hô hấp qua đường thở (hít vào mũi) nhất là đối với trẻ con ít tuổi.

PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Hiệu Ứng Phụ/Tác Dụng Ngoại Ý : Có báo cáo rằng dùng bạc hà não liều lớn qua đường tiêu hóa có thể có đau bụng, nôn ói, chóng mặt, buồn ngủ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Liều Lượng & Cách Dùng :
  • Trẻ em trên 30 tháng tuổi: uống 1 viên x 2 lần/ ngày.
  • Người lớn: uống 1 viên x 3 - 4 lần/ ngày.
  • Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.


Dù đã có hệ miễn dịch phát triển toàn diện, nhưng vào những thời điểm nhạy cảm như lúc giao mùa, khi cơ thể mệt mỏi do áp lực từ cuộc sống… người trưởng thành cũng dễ dàng bị ho.

1. Rắc rối từ những cơn ho

Những cơn ho dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống và công việc hằng ngày như:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Ngại giao tiếp.
  • Mất ngủ.

2. Bí quyết giúp bạn phòng ngừa các cơn ho

  • Ngay trong giai đoạn bệnh mới khởi phát, việc tìm ra nguyên nhân gây ho nên được ưu tiên hàng đầu
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức
  • Bổ sung chế độ ăn giàu dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng

4. Dùng thuốc như thế nào là đúng

  • Viêm họng không do nhiễm khuẩn mà do nhiễm lạnh thì không nên dùng ngay kháng sinh, các sản phẩm thảo dược chữa ho chứa tinh dầu Bạc hà – Gừng - Tần dày lá – Tràm/Khuynh diệp sẽ cho tác dụng rất tốt trong việc sát khuẩn, làm ấm cơ thể và làm dịu cơn ho.
  • Không nên chọn các loại thuốc trị ho chứa hoạt chất kháng Histamil vì chúng gây buồn ngủ. Thay vào đó, các loại thuốc trị ho nguồn gốc thảo dược với thành phần chính từ Bạc hà – Tần dày lá – Gừng – Tràm/Khuynh diệp không tác dụng phụ sẽ là lựa chọn an toàn và hiệu quả cho bạn.
  • Nếu cơn ho kéo dài, ho nhiều kể cả ho khan hay có đờm, kèm thêm triệu chứng khác thì phải đi khám để điều trị theo chỉ định của bác sỹ .
  • Chỉ nên uống kháng sinh đối với những trường hợp bị ho do nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sỹ điều trị.
... loading
... loading