Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.
Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Paracetamol, với liều điều trị, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
Khi dùng quá liều paracetamol một chất chuyển hóa là N - acetyl - benzoquinonimin gây độc nặng cho gan. Liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt, không có nhiều tác dụng phụ của aspirin. Tuy vậy, quá liều cấp tính (trên 10 g) làm thương tổn gan gây chết người, và những vụ ngộ độc và tự vẫn bằng paracetamol đã tăng lên một cách đáng lo ngại trong những năm gần đây. Ngoài ra, nhiều người trong đó có cả thầy thuốc, dường như không biết tác dụng chống viêm kém của paracetamol.
Tramadol là thuốc giảm đau gây nghiện có tác dụng trên thần kinh trung ương. Tramadol là thuốc cơ chủ vận không chọn lọc thuần túy của thụ thể opioid μ, δ, к có ái lực cao hơn trên thụ thể μ. Cơ chế khác góp phần vào tác dụng giảm đau là ức chế tái thu hồi noradrenalin và làm tăng phóng thích serotonin. Không giống morphin, ở dãy liều có tác dụng giảm đau của Tramadol không có tác dụng làm suy yếu hệ hô hấp. Hiệu lực của Tramadol bằng 1/10 đến 1/16 của morphin.
Hấp thu sau khi uống:
- Tramadol ở dạng racemic được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn. Sinh khả dụng tuyệt đối trung bình của đơn liều 100 mg xấp xỉ 75%. Sau khi dùng liều lặp lại, sinh khả dụng tăng lên và đạt gần 90%.
- Paracetamol được hấp thu nhanh, gần như hoàn toàn và xảy ra chủ yếu ở ruột non. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong 1 giờ và không bị ảnh hưởng bởi việc dùng chung với Tramadol.
- Thức ăn không ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ hấp thu của Tramadol hoặc Paracetamol.
Phân bố:
- Thể tích phân bố của Tramadol là 2,6 L/kg ở nam và 2,9 L/kg ở nữ, sau khi tiêm tĩnh mạch 100 mg. Tỷ lệ liên kết với protein huyết thanh là 20%.
- Paracetamol được phân bố rộng trong tất cả các mô của cơ thể trừ chất béo. Thể tích phân bố biểu kiến khoảng 0,9 L/kg. Tỷ lệ liên kết với protein huyết thanh là 20%.
Chuyển hoá:
- Tramadol được chuyển hóa thông qua khử O-methyl thành chất chuyển hóa M1, và thông qua khử N-methyl thành chất chuyển hóa M2. M1 được chuyển hóa tiếp thông qua khử N-demethyl và bởi liên hợp với acid glururonic. Chất chuyển hóa M1 có đặc tính giảm đau mạnh hơn thuốc gốc. Nồng độ M1 trong huyết tương thấp hơn vài lần so với Tramadol và đóng góp vào ảnh hưởng lâm sàng gần như không đổi khi dùng đa liều.
- Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu qua gan qua hai con đường chính: glucuronic hóa và sulphat hóa. Một phần nhỏ được chuyển hóa bởi cytochrom P450 thành chất trung gian có hoạt tính.
Thải trừ
- Khoảng 30% liều Tramadol được đào thải vào nước tiểu dưới dạng không đổi, phần còn lại được đào thải dưới dạng chất chuyển hóa.
- Thời gian bán thải của Paracetamol khoảng 2 – 3 giờ ở người lớn, ngắn hơn ở trẻ em và dài hơn một ít ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân xơ gan. Trên 90% Paracetamol được đào thải qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa.
Quá mẫn với Tramadol, Paracetamol hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Ngộ độc cấp tính với rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau có tác dụng trung ương, thuốc hướng thần hoặc gây nghiện.
- Bệnh nhân đang sử dụng IMAO hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng thuốc.
- Say gan nặng.
- Động kinh không kiểm soát được.
- Đã có báo cáo Tramadol làm tăng sự tỉnh dậy trong quá trình phẫu thuật khi sử dụng gây mê thông thường với enfluran và nitro oxid.
- Sử dụng Tramadol với IMAO làm tăng nguy cơ hội chứng serotoinin.
- Rượu làm tăng tác dụng giảm đau của opioid.
- Tramadol có thể gây buồn ngủ hoặc hoa mắt, và nó có thể tăng lên khi dùng chung với rượu hoặc các thuốc giảm đau có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.
- Carbamazepin và các tác nhân gây cảm ứng enzym khác: Nguy cơ giảm hiệu quả và giảm thời gian tác dụng của Tramadol do giảm nồng độ của nó trong huyết tương.
- Thuốc chủ vận và đối kháng opioid: Làm giảm tác dụng giảm đau của Tramadol do tác dụng ức chế cạnh tranh ở receptor, với nguy cơ xảy ra hội chứng thiếu thuốc.
- Các thuốc ức chế thu hồi chọn lọc serotonin và triptan trong vài trường hợp có liên quan đến hội chứng serotonin khi kết hợp với Tramadol.
- Các dẫn xuất khác của opioid, benzodiazepin và barbiturat: tăng nguy cơ suy hô hấp có thể dẫn đến chết trong trường hợp quá liều.
- Thuốc giảm đau trung ương khác, barbiturat, benzodiazepin, thuốc chống lo âu khác, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm có tác dụng giảm đau, thuốc kháng histamin có tác dụng giảm đau, thuốc an thần, thuốc trị tăng huyết áp có tác dụng trên thần kinh trung ương, thalidomid và baclofen: có thể tăng tác dụng giảm đau ở trung ương. Có ảnh hưởng đến sự tỉnh táo nên có thể gây nguy hiểm khi lái xe và vận hành máy móc.
- Các thuốc ức chế CYP3A4, như ketoconazol và erythromycin có thể ức chế chuyển hóa Tramadol cũng như chuyển hóa của chất chuyển hóa O-demethylated có hoạt tính. Tính quan trọng mặt lâm sàng của tương tác này vẫn chưa được nghiên cứu.
- Thuốc làm giảm ngưỡng động kinh như bupropion, thuốc chống trầm cảm ức chế thu hồi serotonin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc an thần. Sử dụng đồng thời Tramadol với những thuốc này có thể tăng nguy cơ động kinh. Tốc độ hấp thu của Paracetamol có thể tăng bởi metoclopramid hoặc domperidon và giảm hấp thu bởi cholestyramin.
Không dùng đồng thời với bất kỳ các thuốc có chứa Paracetamol hoặc Tramadol mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Suy thận nặng, suy hô hấp nặng.
- Bệnh nhân phụ thuộc opioid, hoặc chấn thương sọ, dễ bị động kinh, rối loạn đường mật, đang trong tình trạng sốc, ảnh hưởng đến sự tỉnh táo không biết nguyên nhân, những tác nhân ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp hoặc chức năng hô hấp, hoặc tăng áp lực nội sọ.
- Tramadol có liên quan đến cơn thèm thuốc và phát triển sự dung nạp thuốc. Triệu chứng thiếu thuốc có thể xảy ra nếu ngưng Tramadol đột ngột.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ với tỉ lệ 2% trong 5 ngày sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng:
- Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, khô miệng, buồn nôn.
- Lơ mơ, biếng ăn, mất ngủ, hoa mắt. Ngứa, tăng đổ mồ hôi.
- Dùng cho người lớn và trẻ em trên 16 tuổi. Không dùng quá liều đề nghị. Dùng thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ.
- Đau cấp tính: 2 viên mỗi 4 - 6 giờ khi cần giảm đau. Không dùng quá 8 viên mỗi ngày.
- Suy thận: Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 30 mL/phút, liều DOLZERO không tăng quá 2 viên mỗi 12 giờ.
- Các triệu chứng của quá liều có thể gồm dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc Tramadol hoặc Paracetamol hoặc cả hai hoạt chất này.
- Triệu chứng quá liều Tramadol: co đồng tử, nôn mữa, suy tim mạch, rối loạn ý thức dẫn đến hôn mê, động kinh và suy hô hấp dẫn đến ngạt thở.
- Triệu chứng quá liều của Paracetamol: trong 24 giờ đầu: xanh xao, buồn nôn, nôn, chán ăn, và đau bụng. Hoại tử gan có thể xuất hiện từ 12 đến 48 giờ sau khi uống quá liều. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến bệnh não, hôn mê và chết. Suy thận cấp và hoại tử ống thận có thể phát triển thậm chí không có suy gan nặng.
Điều trị cấp cứu:
- Chuyển ngay đến đơn vị đặc biệt, duy trì chức năng hô hấp và tuần hoàn.
- Trước khi bắt đầu điều trị, định lượng Paracetamol và Tramadol trong huyết tương để thực hiện các test của gan.
- Súc dạ dày thực hiện ở bệnh nhân nôn (khi bệnh nhân còn ý thức) bởi kích thích hoặc làm rỗng dạ dày.
- Điều trị hỗ trợ như: duy trì thông khí, duy trì chức năng tim mạch, naloxone được dùng để hồi phục suy hô hấp, choáng ngất có thể được kiểm soát bởi diazepam.