Tìm theo
Cồn Iod 3%
Thuốc sát khuẩn
Biệt Dược
SĐK: S837-H12-05
NSX : Công ty cổ phần Dược - thiết bị Y tế Đà Nẵng - Việt Nam
Nồng độ : 15ml
Đóng gói : lọ 15ml dung dịch dùng ngoài
Dạng dùng : Dung dịch dùng ngoài
Giá tham khảo : 1165 đ / lọ bán buôn 1500 đ / lọ bán buôn
Thành Phần Hoạt Chất (2) :
Cơ Chế Tác Dụng : có tác dụng giữ sạch da, sát khuẩn vết thương nhưng không phải bôi càng nhiều lần, nồng độc càng đậm càng sạch. I-ốt nguyên chất hoặc cồn i-ốt đậm đặc lại không có tác dụng diệt khuẩn mà ngược lại, còn có thể gây bỏng, càng khiến da nhiễm khuẩn nặng hơn.
Chỉ Định : Sát khuẩn các vết thương và da, niêm mạc trước khi phẫu thuật; chống một số nấm da.
Chống Chỉ Định : Mẫn cảm với iod; không bôi trực tiếp trên niêm mạc; trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là sơ sinh.
Thận Trọng/Cảnh Báo :

Dung dịch i-ốt có tác dụng giữ sạch da, sát khuẩn vết thương nhưng không phải bôi càng nhiều lần, nồng độc càng đậm càng sạch. I-ốt nguyên chất hoặc cồn i-ốt đậm đặc lại không có tác dụng diệt khuẩn mà ngược lại, còn có thể gây bỏng, càng khiến da nhiễm khuẩn nặng hơn.

Điều tệ hại là khi bị loét da do i-ốt thì việc liền vết thương rất khó khăn vì vết thương do các tinh thể iốt phá hoại từ trong phá hoại ra.

Mặt khác vì có tính sát trùng cao nên i-ốt tuy chưa gây bỏng thì cũng có thể làm sạm xấu vùng da được sát trùng. Do đó khi dùng trên những vùng da cần thẩm mỹ như mặt, cổ, cánh tay… bạn cần chú ý.

Lời khuyên: Tuyệt đối không được dùng i-ốt đậm đặc hay iốt nguyên chất, chỉ nên dùng dung dịch dưới 10%. Với trẻ em, nếu có ý định dùng dung dịch i-ốt sát trùng thì nên pha loãng thêm 2-3 lần.

Dùng nhiều gây nhiễm độc

Khi dùng i-ốt bôi ngoài trên một diện rộng thì hãy cẩn thận, nồng độ có hấp thu có thể vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân là khi cùng bôi trên diện rộng, i-ốt được hấp thu quá nhiều, cơ thể sẽ có biểu hiện khó thở, phù nề mặt, môi, lưỡi, miệng, phù nề thanh môn khiến bạn khó nói, phù nề phổi, phù nề đường thở, thậm chí có thể tử vong.

Lời khuyên: Nếu dùng dung dịch i-ốt bôi ngoài ra rộng với diện tích bằng 1/3 diện tích cơ thể thì bắt buộc phải dùng dung dịch i-ốt pha loãng như dùng cho trẻ em. Nếu cơ thể quá nhanh cảm, bạn nên dùng cồn iốt bôi trên cùng da tổn thương nặng,còn những vùng da bị tổn thương nhẹ thì nên dùng nước muối thay thế.

Dùng trên mặt, đe dọa mắt miệng

Khi dùng i-ốt trên vùng mặt, bạn cần chú ý tránh để rơi vào mắt, miệng. Khi vào mắt, chúng có thể khiến nạn nhân bỏng rát, tổn thương giác mác, thậm chí gây mù. Nếu không may bị rơi vào mắt, bạn nên chớp mắt liên tục hoặc cúi mắt sát vào bát nước sạch và chớp cho nước mắt chảy ra để rửa trôi iốt.

Tương tự khi dùng i-ốt trên mặt, bạn có thể bị rơi vào miệng gây ra tê rát lưỡi, lợi. Trong trường hợp này, bạn nên nhổ dung dịch ra và súc miệng (đầu tiên chỉ ngậm rồi nhổ ra để tránh i- ốt lan rộng trong khoang miệng, sau đó mới súc).

Lời khuyên: Với những vết thương gần mắt và miệng, bạn nên tránh dùng dung dịch i-ốt để sát trùng, thay vào đó bạn nên dùng nước muối. Nếu dùng, bạn che chắn mắt cẩn thận bằng một khăn sạch hoặc miếng gạc sạch hoặc nhắm mắt.

Khi bôi dung dịch i-ốt trên mặt, bạn tránh nói cười để hạn chế chúng rơi vào miệng. Tuyệt đối không được dùng iốt để chấm các vết thương hay các nốt mụn nhọt trong khoang miệng.

Hiệu Ứng Phụ/Tác Dụng Ngoại Ý : Kích ứng tại chỗ; gây bỏng rát, đau. Dùng diện quá rộng và vết thương tổn sâu có thể gây nhiễm độc iod.
Liều Lượng & Cách Dùng :

Bôi thuốc lên vùng da để khử khuẩn hoặc vào vùng da tổn thương để tránh nhiễm khuẩn, ngày bôi 2 lần.

Bảo Quản : Bảo quản thuốc trong lọ kín, ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.
... loading
... loading