Tìm theo
Ceftacin
Thuốc chống nhiễm khuẩn
Biệt Dược
SĐK: VD-21995-14
NSX : Công ty TNHH Dược phẩm Shinpoong Daewoo ĐC : Số 13, đường 9A, KCN. Biên Hoà II, TP. Biên Hoà, Đồng Nai - Korea, South
ĐK : Công ty TNHH Dược phẩm Shinpoong Daewoo
Nồng độ : 2g
Đóng gói : Hộp 1 lọ, hộp 10 lọ
Dạng dùng : bột pha tiêm
Hạn dùng : 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Giá tham khảo : 94500 VNĐ / lọ giá kê khai 150000 VNĐ / lọ bán lẻ
Thành Phần Hoạt Chất (1) :
Dược Lực Học : Kháng sinh nhóm cephamycin, thường được xếp vào nhóm cephalosporin thế hệ hai, có phổ kháng khuẩn tương tự cefoxitin, bao gồm chủng kỵ khí Bacteroides fragilis.
Chỉ Định : Cefmetazol được chỉ định trong điều trị và phòng ngừa các nhiễm khuẩn kỵ khí và nhiễm khuẩn hỗn hợp, đặc biệt nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn tử cung và viêm phần phụ.Chỉ định trong điều trị bệnh lậu.

-    Nhiễm trùng (NT) ở đường hô hấp dưới, da và mô dưới da, xương khớp, đường tiết niệu; NT máu; NT phụ khoa; NT trong ổ bụng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

-    Điều trị và dự phòng NT do các vi khuẩn kỵ khí hoặc NT hỗn hợp, nhất là các NT trong ổ bụng và viêm nhiễm vùng chậu.

-    Bệnh lậu không biến chứng.

Dự phòng NT trong phẫu thuật, mổ lấy thai, phẫu thuật trực tràng ruột kết.

Chống Chỉ Định : Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc, kháng sinh nhóm cephalosporinvà kháng sinh nhóm b-lactam.
Tương Tác Thuốc : Rượu (phản ứng giống disulfiram). Tăng tác dụng thuốc chống đông. Probenecid (giảm thanh thải cefmetazole).
Hiệu Ứng Phụ/Tác Dụng Ngoại Ý : - Đau thoáng qua, chai hoặc đỏ tại chỗ tiêm bắp. Triệu chứng sốc, các phản ứng quá mẫn như: phát ban, mày đay, ngứa hay sốt.
- Hiếm khi: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, viêm đại tràng giả mạc, thiếu hụt vitamin K (giảm prothrombin huyết, chảy máu), thay đổi huyết học, tăng men gan, suy thận nặng. Viêm phổi mô kẽ rất hiếm khi xảy ra.

Đau chỗ tiêm (IM), viêm tắc tĩnh mạch (IV); phát ban; tiêu chảy; chảy máu do giảm prothrombin &/hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu. Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn (phát ban, mề đay, tăng bạch cầu ái toan, sốt, phản ứng giống bệnh huyết thanh, sốc phản vệ); mất bạch cầu hạt; giảm bạch cầu trung tính/tiểu cầu/prothrombin; Coomb test dương tính giả; viêm đại tràng màng giả; buồn nôn, nôn; độc thận, hoại tử ống thận cấp (quá liều; ở người già/suy thận/dùng chung thuốc độc thận), viêm thận kẽ cấp.
Liều Lượng & Cách Dùng : Liều dùng
Tiêm truyền tĩnh mạch từ 10 – 60 phút hay tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 – 5 phút hoặc tiêm bắp.

Người lớn:
- Liều thông thường: 0,5 – 1 g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 12 giờ.
- Nhiễm khuẩn nặng: có thể tăng liều lên 3 – 4 g/ngày, chia thành các liều nhỏ cách nhau mỗi 6 – 8 giờ, tùy theo mức độ của từng triệu chứng.
- Lậu không biến chứng: dùng liều duy nhất 1 g tiêm bắp, sử dụng kèm 1 g probenecid đường uống.

Trẻ em:
- Liều thông thường: 25 – 100 mg/kg/ngày, chia 2 – 4 lần, tiêm tĩnh mạch hay truyền tĩnh mạch nhỏ giọt.
- Nhiễm khuẩn nặng: có thể tăng liều lên 150 mg/kg/ngày, chia 2 – 4 lần.
Bệnh nhân suy thận:

Nên giảm liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Khoảng cách giữa các liều dùng nên là 12, 16 hay 24 giờ tương ứng ở những bệnh nhân suy chức năng thận ở mức độ nhẹ, vừa hay nặng. Ở bệnh nhân suy gần như hoàn toàn chức năng thận, nên sử dụng liều cefmetazol cách mỗi 48 giờ, sau khi thẩm phân máu.
... loading
... loading