Tìm theo
Calci Glubionat Kabi
Thuốc cấp cứu & giải độc
Biệt Dược
NSX : CTy CP Fresenius Kabi Bidiphar (FKB) ĐC : Khu Vực 8, Phường Bùi Thị Xuân, Thành Phố Quy Nhơn, Bình Định, Vietnam - Việt Nam
ĐK : CTy CP Fresenius Kabi Bidiphar (FKB)
Nồng độ : Calcium Glubionate 687,5 mg
Đóng gói : Hộp 20 ống tiêm x5 ml
Dạng dùng : Dung dịch tiêm
Hạn dùng : 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Giá tham khảo : 4538 VNĐ / ống 100K-105K VNĐ / hộp 20 ống tiêm
Dược Lực Học :
- Dùng Calci đường tiêm cho phép điều chỉnh nhanh tình trạng hạ Calci huyết và các triệu chứng lâm sang bao gồm: dị cảm, co thắt thanh quản. vọp bẻ, tăng kích thích thần kinh cơ dẫn đến co giật.
- Trong tình trạng thiếu Calci mãn tính do rối loạn hấp thu đường ruột, dùng Calci đường tiêm sẽ ổn định lại các thông số về Calci.
- Tăng nồng độ Calci sẽ làm giảm tính thẩm thấu thành mao mạch, do đó làm giảm quá trình xuất tiết, viêm và dị ứng.
Dược Động Học :
-Xương và răng chứa 99 % lượng Calci của cơ thể. Trong tổng hợp lượng Calci huyết thanh có 50% dạng ion, 5% ở dạng phức hợp anion và 45% gắn kết với protein huyết tương. Khoảng 20% Calci thải qua đường tiểu và 80% qua phân, lượng thải qua phân này bao gồm lượng Calci không dduwwocj hấp thu và lượng Calci được tiết qua đường mật và dịch tụy.
Chỉ Định :
-Co cứng cơ do hạ Calci huyết và rối loạn thần kinh cơ liên quan.
-Tình trạng thiếu Calci mãn tính, còi xương, nhuyễn xương và loãng xương ở những bệnh nhân mà việc sử dụng Cacil dạng uống không đạt hiệu quả tốt.
- Ngộ độc fluoride.
- Hạ Calci huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ Calci huyết, do tái khoáng hóa sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), dự phòng thiếu Calci huyết khi thay máu.
- Tăng kali huyết, tăng magnesi huyết.
-Quá liều thuốc chẹn Calci hoặc ngộ độc ethylene glycol.
- Sau truyền máu khối lượng lớn chứa Calci citrate gây giảm Ca ²+ máu.
Chống Chỉ Định : Rung thất trong hồi sức tim; bệnh tim và bệnh thận; tăng Calci huyết; u ác tính tính phá hủy xương; Calci niệu nặng và loãng xương do bất động; người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
Tương Tác Thuốc :
- Những thuốc sau đây ức chế thải trừ Calci qua thận: các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlothalidon, thuốc chống co giật.
- Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracycline, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.
- Calcin làm tăng độc tính đối với tim của các glycoside digitalis vì tăng nồng độ Cacil huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ - K+ - ATPase của glycoside tim.
- Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu Calci qua đường tiêu hóa. Chế độ ăn có phytat, oxalate làm giảm hấp thu Calci vì tạo thành những phức tạp khó hấp thu.
- Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholestyramin, estrogen, mộ số thuốc chống co giật cũng làm giảm Calci huyết.
-Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ Calci huyết.
Thận Trọng/Cảnh Báo : Tránh tiêm tĩnh mạch quá nhanh (trên 5ml/phút) và thoát ra ngoài tĩnh mạch
- Dùng thận trọng trong trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu
- Tăng calci huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần kểm tra thường xuyên kiểm tra huyết
- Tránh nhiễm toan chuyển hóa (chỉ dùng 2-3 ngày sau đó chuyển sang dùng các muối Calci khác).
- Phải tránh dùng Calci tiêm cho người bệnh đang dùng glycoside trợ tim .Trường hợp thật cần thiết, Calci phải tiêm chậm với lượng nhỏ và theo dõi chặt chẽ điện tâm đồ.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
- Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Hiệu Ứng Phụ/Tác Dụng Ngoại Ý :
-Thường gặp:
+ Tuần hoàn:  Hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi.
+ Tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, buồn nô, nôn.
+ Da: Đỏ da, đau hoặc nóng nơi tiêm, cảm giác ngứa buốt. Đỏ bừng và/hoặc có cảm giác ấm lên hoặc nóng.
- Ít gặp:
+ Thần kinh: vã mồ hôi
+ Tuần hoàn: Loạn nhịp, rối loạn chức năng cấp.
- Hiếm gặp: Huyết khối
Liều Lượng & Cách Dùng :
- Tiêm tĩnh mạch chậm (3 phút cho 10 ml); theo dõi nhịp tim.
- Tuyệt đối không được tiêm dưới da.
- Người lớn: 10 ml, 1 – 3 lần/ngày
- Trẻ em: 5 – 10ml, 1 lần/ngày.
Trường hợp hạ Calci huyết nặng ở trẻ còn bú hoặc trẻ nhũ nhi, liều thông thường là 40 -80 mg Calci nguyên tố/kg/24 giờ (khoảng 4 – 9 ml) bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch, trong tối đa 3 ngày. Việc điều trị sau đó được chuyển sang dạng uống.
Quá Liều & Xử Lý :
- Nồng độ Calci máu vượt quá 2,6 mmol/lit (10,5 mg/100ml) được coi là tăng Calci huyết. Ngừng tiêm Calci huyết sẽ có thể giải quyết được tình trạng tăng Calci huyết nhẹ ở người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sang và có chức năng thận bình thường.
- Khi nồng độ Calci huyết vượt quá 2,9 mmol/lít (12 mg/100) phải ngay lập yuwcs dùng các biện pháp sau đây:
+ Truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%. Cho lợi tiểu cưỡng bức bằng furosemind hoặc acid ethacrynic. 
+ Theo dõi nồng độ Kali và magnesi trong máu và thay máu sớm đê đề phòng biến chứng trong điều trị. 
+ Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta-adrenecgic để phòng loạn nhịp tim nặng. 
+ Có thể thẩm phân máu hoặc dùng Calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị.
+ Xác định nồng độ Calci máu theo từng khoảng thời gian nhất định một cách đều đặn để có định hướng cho điều trị.
Bảo Quản : tránh ánh sáng
... loading
... loading