Dược Động Học :
▧ Hấp thu : Aluminum phosphate không được hấp thu vào cơ thể và không ảnh hưởng đến cân bằng acid - kiềm của cơ thể. Nhôm phosphat hoà tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid hydrocloric để tạo thành nhôm clorid và nước. Ngoài việc tạo nhôm clorid, nhôm phosphat còn tạo acid phosphoric. Khoảng 17 đến 30% lượng nhôm clorid tạo thành được hấp thu và nhanh chóng được thận đào thải.
▧ Thải trừ : Nhôm phosphat được đào thải qua phân.
Cơ Chế Tác Dụng :
Aluminum phosphate được dùng như một thuốc kháng acid dịch dạ dày dưới dạng gel nhôm phosphat và dạng viên nén. Thuốc làm giảm acid dịch vị dư thừa nhưng không gây trung hoà. Gel dạng keo tạo thành một màng bảo vệ tựa chất nhầy che phủ diện rộng niêm mạc đường tiêu hoá. Lớp màng bảo vệ gồm nhôm phosphat phân tán mịn làm liền nhanh ổ viêm và loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại tác động bên ngoài và làm người bệnh dễ chịu ngay.
Các nghiên cứu in vitro với liều duy nhất theo phương pháp Vatier:
- Khả năng kháng acide toàn phần (chuẩn độ ở pH 1): 38,8mmol ion H+ .
▧ Cơ chế tác động :
khả năng trung hòa (tăng pH): 10%.
khả năng đệm (duy trì một pH cố định): 90% ở pH 1,6.
▧ Khả năng bảo vệ về mặt lý thuyết :
từ pH1 đến pH2: 15,8mmol ion H+ ở liều duy nhất;
từ pH1 đến pH3: 36,5mmol ion H+ ở liều duy nhất.
▧ Tốc độ giải phóng khả năng kháng acide về mặt lý thuyết : 80-100% trong 30 phút.
Phosphalugel không có tác dụng cản tia X.
Aluminium phosphate không tan trong nước, không thu phosphate từ thức ăn và do đó không gây mất phosphore.
Chỉ Định :
- Viêm dạ dày cấp và mãn.
- Loét dạ dày-tá tràng.
- Thoát vị khe thực quản.
- Hồi lưu dạ dày-thực quản và các biến chứng (viêm thực quản).
- Cảm giác rát bỏng và chứng khó tiêu.
- Ngộ độc các chất acide, kiềm hay các chất ăn mòn gây xuất huyết.
- Trị liệu các bệnh lý đường ruột, chủ yếu các rối loạn chức năng.
Chống Chỉ Định :
Không chỉ định Phosphalugel cho những bệnh nhân bị suy thận nặng mãn tính do phosphate aluminium không làm giảm phosphate trong máu.
Tương Tác Thuốc :
▧ Thận trọng khi phối hợp :
- Thuốc kháng khuẩn (cyclines; fluoroquinolones; thuốc kháng lao: éthambutol và isoniazide; lincosanide); kháng histamine H2; aténolol, métoprolol, propranolol; chloroquine; diflunisal; digoxine; diphosphonate; fluorure de sodium; prednisolone và dexaméthasone ; indométacine; kayexalate; kétoconazole; thuốc an thần nhóm phénothiazine; pénicillamine; muối sắt.
Người ta thấy rằng sự hấp thu các thuốc này bị giảm khi được sử dụng đồng thời bằng đường uống. Do thận trọng, nên uống các thuốc kháng acide cách xa các thuốc khác, trên 2 giờ nếu có thể, và 4 giờ đối với fluoroquinolones.
Lưu ý khi phối hợp:
▧ Lactitol : giảm sự acide hóa phân. Không phối hợp trong trường hợp bị bệnh não xơ gan.
▧ Salicylate : tăng bài tiết các salicylate qua thận do kiềm hóa nước tiểu.
Thận Trọng/Cảnh Báo :
Tránh điều trị liều cao lâu dài ở người bệnh suy thận.
Hiệu Ứng Phụ/Tác Dụng Ngoại Ý :
Có thể bị bón, nhất là ở người bệnh liệt giường và người lớn tuổi. Nên bổ sung nước cho bệnh nhân trong trường hợp này.
Liều Lượng & Cách Dùng :
▧ Người lớn :
1-2 gói, 2-3 lần trong ngày. Dùng nguyên chất hay pha với một ít nước.
▧ Thoát vị khe thực quản, hồi lưu dạ dày-thực quản, viêm thực quản : Sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ.
▧ Bệnh lý loét : 1-2 giờ sau bữa ăn và khi có cơn đau (dùng ngay 1 gói).
▧ Viêm dạ dày, khó tiêu : Trước bữa ăn.
▧ Bệnh lý về ruột : Buổi sáng lúc đói hay tối trước khi ngủ.
Trẻ em:
▧ Dưới 6 tháng : 1/4 gói hay 1 muỗng cà phê sau mỗi 6 cữ ăn.
▧ Trên 6 tháng : 1/2 gói hay 2 muỗng cà phê sau mỗi 4 cữ ăn.
Dữ Kiện Thương Mại
Một Số Biệt Dược Thương Mại